Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Doanh nghiệp điêu đứng vì Trung Quốc thu gom nguyên liệu
Việc thương lái Trung Quốc còn ồ ạt mua thủy sản, trứng gà vịt, sắn lát qua con đường tiểu ngạch có thể khiến nguồn cung trong nước nguy cơ thiếu hụt, giá cả bị đẩy cao và lạm phát tăng mạnh trở lại.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho hay, hiện tượng một số mặt hàng như tôm, bạch tuộc, cá biển, mực bị thương lái của Trung Quốc thu gom đang trở nên phổ biến. Những đối tượng này có tiềm lực về tài chính, lại thu mua qua đường tiểu ngạch để trốn thuế nên họ sẵn sàng "dốc hầu bao" mua với số lượng lớn.


 


Trong khi mặt hàng thủy sản của Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng thì hiện tượng thu vét của thương lái Trung Quốc từ miền Trung tới miền Nam càng làm cho ngành thủy sản trong nước gặp khó khăn. Theo ông Nam, ngoài việc Trung Quốc ồ ạt thu gom thủy sản, những vùng biển khai thác hiện cũng thiếu an toàn cho việc khai thác nên sản lượng càng giảm sút.


 


"Thương lái Trung Quốc mua gom cả lô hàng lại không quá quan tâm đến chất lượng, giá trả cho ngư dân lại cao hơn nên dân mình cũng thích bán cho họ hơn", ông Nam phản ánh.


 


Đại diện một doanh nghiệp thủy sản cho hay, tôm của người nông dân bán với giá từ 130.000 đồng đến 170.000 đồng tùy loại, các thương lái của Trung Quốc mua cao hơn khoảng 3.000 đồng đến 10.000 đồng mỗi kg song sau đó gắn mác "made in China" để xuất khẩu. "Thậm chí tôm còn được biến hóa để cho tròn mình, căng thịt, từ chất lượng loại hai lên loại một", lãnh đạo doanh nghiệp này chia sẻ.


 











Vấn đề cấp bách hiện nay là chúng ta cần kiểm soát Trung Quốc thu gom mặt hàng thủy sản, trứng vịt, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Ảnh: Hoàng Hà.

 


Câu chuyện thương lái thu gom hàng nông, thủy sản, gia cầm của Việt Nam thu hút sự quan tâm của dư luận. Mới đây, một độc giả gửi thư kể về tình trạng, thương lái Trung Quốc đang mua gà, vịt và trứng với số lượng lớn ở khu vực miền Tây Nam Bộ. Độc giả này cho biết, hằng ngày họ giết mổ cả nghìn con gây ô nhiễm nghiêm trọng và làm cho giá gà ,vịt bị đẩy lên khá cao.


 


Thậm chí người Trung Quốc còn thuê đất để sản xuất tại chỗ sau đó xuất sang nước mình. Do thấy bán cho nước bạn thu được nhiều lời nên bà con ồ ạt bán và cũng đang nhân giống nuôi với số lượng lớn. "Thiết nghĩ nếu sau này, nếu họ bỏ đi không thu mua nữa thì bà con sẽ xoay sở ra sao với số gia cầm đang nuôi chờ lớn? Tôi sợ rằng chúng ta sẽ thất thu vì số gia cầm đang độ tuổi sinh đẻ lại bán sạch", vị độc giả quan ngại.


 


Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cũng xác nhận, phía Trung Quốc đang thu mua sắn lát và trứng vịt của Việt Nam qua các con đường tiểu ngạch. Ông Lịch chia sẻ, bản thân ông đã vô cùng ngỡ ngàng khi sang Quảng Đông thăm nhà máy thức ăn chăn nuôi nhưng thấy toàn sắn của Việt Nam. Việc họ tìm mua khiến giá sắn nguyên liệu trong nước được đẩy lên cao. Trước đây giá sắn lát chỉ khoảng 2.000 đồng mỗi kg, thì nay đã lên tới 6.000- 7.000 đồng; trứng vịt cũng đẩy lên tới hơn 3.000 đồng mỗi quả. Giá lên cao giúp nông dân tăng thêm thu nhập, tuy nhiên, ông Lịch lo ngại, giá nguyên liệu tăng sẽ đẩy giá thức ăn chăn nuôi lên cao, từ đó tác động đến giá thực phẩm và cuối cùng chính người tiêu dùng sẽ "lãnh đủ".


 


Ông Đỗ Hoài Năm, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, cho rằng doanh nghiệp nước ngoài không chỉ có lợi thế về tài chính mà còn có phương pháp quản lý tốt nên có thể mở các điểm thu mua tới tận các huyện, các xã để thu mua nguyên liệu, điều mà các đơn vị trong nước chưa làm được. Điều đáng nói là chỉ khi nào hàng ế ẩm, giá tiêu không lên thì người nước ngoài ồ ạt vào mua. "Tiêu không như cơm gạo, chỉ là gia vị nên khi giá xuống thì xuống rất mạnh và nông dân bị thiệt thòi. Các doanh nghiệp trong nước có nguy cơ làm gia công xuất khẩu cho nhiều đơn vị nước ngoài", ông Năm cho hay.


 


Thương nhân trong nước lo ngại, Trung Quốc thu mua các sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam trong bối cảnh lãi suất tăng cao là một sức ép khiến doanh nghiệp trong nước có nguy cơ thua ngay trên sân nhà. Thêm vào đó, một nghịch lý là trong khi nhiều mặt hàng vẫn phải nhập khẩu thì chính mặt hàng này lại bị xuất sang Trung Quốc thông qua việc thương lái nước bạn ồ ạt thu mua. Cụ thể là nguyên nhiên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam. Theo số liệu của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, năm 2010, lượng nguyên liệu phải nhập chiếm 7,7 triệu tấn và tính đến nay, 60% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vẫn phải nhập khẩu. Tuy nhiên, tình trạng ồ ạt bán nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho Trung Quốc vẫn diễn ra phổ biến.


 


Bà Trần Thị Miêng, Phó Cục trưởng Cục chế biến Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) lý giải, có những mặt hàng trong nước vẫn phải nhập khẩu nhưng Trung Quốc vẫn sang thu mua là bình thường đối với thương mại quốc tế. Thực tế việc "ngăn sông cấm chợ" như trước đây là bất hợp lý vì VN đã gia nhập WTO. Việc Trung Quốc đến tận các bến cá để mua nguyên liệu thủy sản đã diễn ra rất nhiều năm nay, tuy nhiên, trong bối cảnh các nhà máy chế biến đang thiếu nguyên liệu thủy sản thì vấn đề trở nên đáng quan tâm.


 


"Vấn đề cấp bách hiện nay là chúng ta cần nắm rõ Trung Quốc thu gom mặt hàng thủy sản, trứng vịt, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhiều hay ít, số lượng bao nhiêu để có biện pháp giải quyết, tránh ảnh hưởng đến doanh nghiệp nội địa", bà Miêng cho hay.


 


Việc nông sản bị thương nhân nước ngoài đua nhau thu gom thời gian gần đây được nhiều người lo ngại có thể khiến thiếu hụt nguồn hàng cho tiêu thụ trong nước cũng như phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy giá lên cao và tác động bất lợi tới khả năng kiểm soát lạm phát. Trước tình hình này, Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương và UBND các tỉnh khẩn trương kiểm tra và có biện pháp quản lý chặt chẽ việc xuất khẩu lương thực, thực phẩm sang các nước có chung đường biên giới.


 


Lãnh đạo Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho hay, Bộ chủ trương ủng hộ các hoạt động buôn bán theo đường chính ngạch, mậu dịch biên giới phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam cũng như Trung Quốc và phản đối hiện tượng thu mua, gom hàng trái quy định. Đến nay, các doanh nghiệp mới chỉ nói chung chung, chưa có phản hồi cụ thể về Bộ. Ông Biên cho biết: "Chúng tôi đề nghị địa phương, hiệp hội nêu những vướng mắc cụ thể để Bộ có những xử lý cụ thể nhằm giảm thiểu những tác động gây xáo trộn trong quy hoạch đối với một số ngành hàng".


 


Ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), khẳng định Cục đã yêu cầu các tỉnh báo cáo về tình hình Trung Quốc thu gom các mặt hàng và nông sản. "Tuần này Cục sẽ có báo cáo chính thức", ông Giao nói.


 


Hoàng Lan

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)
    Đến nhà tôi ra mắt bố mẹ, bạn trai chỉ nói vài câu mà bố tôi sa sầm mặt, ép tôi chia tay (25-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Xây dựng cầu vượt sông Sài Gòn cho người đi bộ (06-07-2011)
    Thực phẩm lại vào đợt tăng giá mạnh (06-07-2011)
    Nguyên Tổng GĐ tài chính Vinashin bị truy nã quốc tế  (19-06-2011)
    Tàu cá của ngư dân VN lại bị tịch thu tài sản (17-06-2011)
    Những cột mốc trên biển Đông: Về từ vùng biển nóng (15-06-2011)
    Lần đầu tiên Việt Nam nhập khẩu than (14-06-2011)
    Gõ cửa nông thôn miền Trung (03-06-2011)
    Các vùng biển của quốc gia (01-06-2011)
    Rớt nước mắt khi bị biến thành trò tiêu khiển của lính Trung Quốc (31-05-2011)
    Tàu Trung Quốc đổi phương thức tấn công ngư dân (30-05-2011)
    Rừng sâm "bí mật" ở Kon Tum được canh gác 24/24 giờ (26-05-2011)
    10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới (25-05-2011)
    Một tàu cá bị tàu TQ thu tài sản tại Hoàng Sa (24-05-2011)
    CPI tháng Năm của Hà Nội tăng 1,76% (20-05-2011)
    Cà phê có nguy cơ thất thu vì xăng dầu tăng giá (19-05-2011)
    Ngư dân vẫn kiên quyết bám biển (16-05-2011)
    Nhà thầu công trình nhà ở cụm tuyến dân cư “lặn” mất, dân bơ vơ (15-05-2011)
    Khi dự án cải tạo đồng muối “trùm mền” (13-05-2011)
    Teo tóp... đất đảo (11-05-2011)
    Bão AERE xuất hiện tại khu vực biển Đông (08-05-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152863878.